Giúp trẻ phát triển giao tiếp xã hội và phát triển cảm xúc

Giúp trẻ phát triển giao tiếp xã hội và phát triển cảm xúc

20.07.2018 Dạy trẻ

Giao tiếp xã hội có ý nghĩa gì với trẻ?

  • Giao tiếp xã hội là điều căn bản để giúp mỗi người tồn tại và phát triển trong xã hội. .
  • Trẻ 2 đến 3 tuổi không chỉ giao tiếp trong gia đình mà dần tiếp xúc với những người khác trong xã hội, đặc biệt là bạn cùng lứa.
  • Biết cách yêu thương và được yêu thương trong các mối quan hệ sẽ tạo một cảm giác thoải mái, an toàn và tự tin cho bé.
  • Những mối quan hệ tích cực sẽ giúp bé ý thức cái đúng cái sai và tăng được sự tin tưởng, đồng cảm và lòng nhân ái.
  • Thông qua các giao tiếp xã hội, trẻ học được các kĩ năng ứng xử và phát triển cảm xúc.

Tại sao phải giúp trẻ học giao tiếp xã hội?

  • Trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn không chỉ trong phạm vi gia đình.
  • Trẻ nhỏ chưa ý thức được những chuẩn mực, cách ứng xử đúng nên người lớn phải dạy trẻ.
  • Trẻ sinh ra chưa biết cách giao tiếp xã hội ngay mà phải học dần dần với sự giúp đỡ từ người lớn.
  • Trẻ học được nhiều thứ từ người xung quanh, đặc biệt là bạn cùng lứa.
  • Giai đoạn này, trẻ học cách giao tiếp xã hội và phát triển cảm xúc chủ yếu thông qua bắt chước và trò chơi đóng vai.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

1.Hãy giúp bé hiểu được cảm xúc của mình.

  • Quan sát bé cẩn thận: trẻ con thường không dấu diếm được cảm xúc do vậy bạn chỉ cần quan sát kĩ bé sẽ phát hiện ra từ đó cách ứng xử phù hợp.
  • Giúp bé học cách sử dụng những từ ngữ để diễn tả cảm xúc và những biểu hiện thường gặp, bằng cách dùng những hình vẽ khuôn mặt cảm xúc khác nhau có gắn từ.
  • Dạy trẻ thay vì “bùng nổ” cảm xúc thì hãy diễn đạt nó bằng lời nói hoặc hành động phù hợp để không tổn thương đến người khác và bản thân thấy dễ chịu hơn.

2. Khuyến khích tình bạn sớm.

  • Tạo một số trò chơi (những trò mà mỗi bé một dụng cụ nhưng phải chơi cùng nhau) và đưa ra những hướng dẫn để các bé chơi với nhau vui vẻ, tránh được những xung đột.
  • Dạy bé cách chia sẻ và chơi thay phiên nhau.
  • Hỏi trẻ đoán và tưởng tượng cảm xúc của người bạn trong những tình huống cụ thể.
  • Chia sẻ thông tin về những người bạn của bé với bé.
  • Làm một cuốn sách bạn bè có hình ảnh của bạn bè bé với đồ chơi yêu thích. Đọc cho bé nghe và cho bé tìm hiểu về cuốn sách.

3. Hãy để con bạn có quyền cá nhân nhất định.

  • Để bé đưa ra ý kiến đầu tiên trong việc chọn trò chơi rồi cùng thảo luận và thống nhất về nó.
  • Tham gia và hỗ trợ các trò chơi mà bé đang tổ chức.
  • Nghe theo sự hướng dẫn của bé khi chơi, nhận xét và gợi ý về những việc bé đang làm.
  • Trẻ em học tốt nhất khi bạn để cho họ chơi, khám phá và theo đuổi sở thích của họ.

4. Hỗ trợ phát triển kỹ năng cho trẻ khi chơi những trò khó hơn.

  • Thông cảm với sự thất vọng của con mình khi bé thất bại.
  • Hỏi bé nguyên nhân của vấn đề và gợi ý.
  • Hỏi bé xem còn có những ý tưởng mới nào không.
  • Hỗ trợ bé để giúp bé chơi tốt hơn.
  • Khen ngợi quá trình, không chỉ là kết quả. Khen ngợi những hành động cụ thể chứ không phải chung chung.

5. Giúp bé học cách giải quyết xung đột.

  • Khuyên bé nói ra cảm xúc của bản thân bằng một giọng bình tĩnh, không tức giận.
  • Giúp bé hồi tưởng lại quá trình xảy ra.
  • Chỉ ra những hậu quả mà hành vi của trẻ mang lại.
  • Gợi ý bé xin sự giúp đỡ từ người khác.

6. Giúp bé sử dụng ngôn ngữ để mô tả cảm xúc và kinh nghiệm.

  • Chơi các trò chơi để ghi nhớ những từ ngữ diễn đạt cảm xúc và biểu hiện cảm xúc thường gặp.
  • Khuyến khích bé diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời và chủ động chia sẻ với người khác.
  • Đọc cho bé nghe những cuốn sách cho trẻ em và giải thích nó.

7. Hướng dẫn các quy tắc và giải thích lý do.

  • Nói về những quy tắc cho bé nghe bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
  • Hướng dẫn cách tuân theo các quy tắc và giới hạn cho phép.
  • Nhắc nhở với bé về lợi ích khi hợp tác và hậu quả khi không tuân theo luật lệ.
  • Làm gương cho bé với những quy tắc cơ bản mà tất cả mọi người phải thực hiện.

Tin nổi bật